Một trong những mối quan tâm lớn nhất của những người mới bước vào thế giới cá Koi đó là việc thiết kế hồ cá Koi. Cá Koi có hàng chục giống với các kích thước nhau, vì vậy việc thiết kế hồ phải phải phù hợp với kích thước của các giống Koi được thả. Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường nước, thủy sinh, vật liệu,… Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách thiết kế một hồ cá Koi sao cho đạt tiêu chuẩn Nhật Bản.
Cách thi công hồ cá Koi theo tiêu chuẩn Nhật Bản
Thiết kế hồ nuôi với bể xi măng hoặc bể nhựa (acrylic)
Bước 1: Chuẩn các trang thiết bị cần thiết
Một bể xi măng (hoặc bể nhựa) đủ lớn. Kích cỡ yêu cầu: tùy vào chiều dài của cá Koi mà tiến hành xây bể. Tỷ lệ thích hợp: cứ chiều dài cá 2,5cm thì phải đủ 7,6 lít nước. Canh chừng chiều dài phát triển tối đa của cá mà thiết kế kích thước bể cho phù hợp với thể tích bên trong của bể.
Cá Koi: Tùy vào điều kiện và sở thích của gia chủ mà lựa chọn dòng cá Koi muốn nuôi
Hệ thống lọc nước loại mạnh
Máy bơm loại lớn
Cây thủy sinh, sống được trong nước (sen, súng, dương xỉ …)
Sỏi, đá, cát
Những vi khuẩn có lợi
Sơn chống thấm
Cuốc/xẻng
Bước 2: Đo kích thước bể, sau đó đào một hố (ở nơi thích hợp trong nhà) vừa với bể để cho bể nằm trọn trong hố này. Nếu không sử dụng bể dựng sẵn, bạn có thể đào hồ rồi xây bằng xi măng sau. Đảm bảo là không có chỗ nào quá chật hoặc quá rộng. Hồ nên được đặt ở nơi thoáng mát và nhiều ánh sáng.
Cá Koi có rất nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau. Do đó, kích thước hồ phải được tính toán sao cho phù hợp với kích thước của loại Koi bạn muốn nuôi. Mỗi chiều của bể nên có độ dài gấp 5 lần chiều dài tối đa của cá để chúng được bơi lội tự do.
Bước 3: Quét sơn chống thấm lên bề mặt bên trong bể. Phơi khô trong vòng 5h đồng hồ.
Bước 4: Đổ nước sạch vào bể với lượng nước chiếm khoảng 80% thể tích. Nhớ cho vài giọt dung dịch Dechlorinator hòa với nước trong bể để khử trùng cho nguồn nước được đảm bảo.
Bước 5: Rải sỏi, đá và cát xuống trải kín mặt đáy của bể.
Bước 6: Đổ khoảng 28gr dung dịch chứa vi khuẩn có lợi vào bể. Đợi khoảng 1h đồng hồ để chúng hòa tan hết vào trong nước.
Bước 7: Đặt những cây thủy sinh, hoặc cây có thể sống dưới nước vào bể ở vị trí mong muốn.
Bước 8: Gắn bộ lọc nước vào bể. Đợi khoảng nửa giờ để bộ lọc tự điều chỉnh nguồn nước.
Bước 9: Thả cá Koi vào bể và tận hưởng thành quả.
Những việc nên làm trong quá trình nuôi cá Koi
Để nước trong bể luôn được sạch và trong, bạn cần phải gắn một hệ thống lọc gồm 1 máy bơm và một dụng cụ lọc. Ở phía đầu lọc hút nước dưới đáy bể, nên tạo ra nhiều lỗ hút nhỏ để tránh trường hợp cá Koi đến gần khu vực và có thể bị tổn thương.
Nếu bể lớn có thể gắn hệ thống máy phát Ozone. Ozone là một chất oxy hóa và là chất khử trùng không chứa hóa chất rất tốt cho sự sinh trưởng của cá Koi. Chất này sẽ làm cho nước luôn sạch và trong.
Có thể sử dụng một cách linh động các bộ lọc hoặc biện pháp làm sạch khác cho bể nuôi, miễn sao vẫn đảm bảo môi trường sống ổn định cho cá Koi là được.
Nên tạo một thác nước nhân tạo vào trong bể để vừa tăng lượng oxy cho cá vừa tạo mỹ quan cho góc vườn nhà mình.
Ngoài ra, nên thả vào bể một số loại động vật sống ở tầng đáy như ốc, trùn, bọ gậy … để làm phong phú nguồn thức ăn cho cá.